Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công hai vở diễn mới
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng để sửa chữa, cải tạo rạp diễn, Nhà hát Cải lương Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công hai vở diễn …
Sân khấu Lucteam đã khiến khán phòng rạp Đại Nam nghẹn ngào trong nước mắt khi trình diễn vở kịch “Bạch đàn liễu” trong khuôn khổ Liên hoan sân khấu thủ đô lần thứ IV vào sáng ngày 30-9.
Vở “Bạch đàn liễu” của cố tác giả Xuân Trình, biên tập: Đỗ Trí Hùng, đạo diễn:Trần Lực ngay từ khi ra mắt đã gây ấn tượng mạnh mẽ. Tác phẩm mở đầu bằng tình yêu của đôi trai gái khi cả hai cùng trồng trong vườn hai cây bạch đàn. Họ đã trao nhau lời thề nguyền trước khi Độ – tên chàng trai lên đường nhập ngũ. Trong quân đội, Độ phấn đấu hết mình và được kết nạp Đảng.
Quân đội cử người về xã để xác minh lý lịch nhưng việc này lại bị tên Quyền – cán bộ xã liên tục gây khó khăn. Quyền nghi ngờ bố mẹ Độ viết đơn tố cáo hắn tham nhũng gửi lên huyện. Nhưng lá đơn thực chất do Liễu, người yêu của Độ viết. Quyền hứa sẽ tìm cách xác minh lý lịch nếu bố mẹ Độ cho hắn hai cây bạch đàn làm xà nhà. Mẹ Độ không đồng ý nhưng bố Độ vì muốn con có tương lai đã ngậm ngùi giơ rìu chặt hai cây bạch đàn. Từ đây, hạnh phúc của đôi trẻ tan vỡ, niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền cũng vỡ theo.
Vở diễn được viết cách đây 50 năm nhưng vẫn đầy ý nghĩa, nêu bật những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội ngày nay khiến con người phải suy nghĩ. Đó là chúng ta muốn xây dựng xã hội phát triển phải triệt tiêu những kẻ vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân mà làm cho đất nước nghèo mãi.
Có lẽ lâu lắm rồi, khán giả yêu sân khấu mới có được những giây phút xúc động như thế khi xem các diễn viên: NSND Trung Anh (vai ông Lượng), Khuất Quỳnh Hoa (vai bà Lượng), Hoàng Tùng (vai ông Quyền), Phương My (vai Liệu)…hóa thân vào một vở kịch chính luận.
Xuân Trình được coi là một trong những tác giả, nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của nền sân khấu cách mạng Việt Nam. Với gần 30 kịch bản được dàn dựng trên sàn diễn, nói về các vấn đề dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội, đề cao tính chân thật, nhân văn.
Các tác phẩm tiêu biểu: “Chuyện những người du kích”, “Quê hương Việt Nam”, “Lập xuân”, “Hận thù từ đầu tới”, “Bạch đàn liễu”, “Ngôi nhà trong thành phố”, “Xóm vắng”, “Cố nhân”, “Thời tiết ngày mai”, “Mùa hè ở biển”, “Đợi đến mùa xuân”, “Ngày xưa nơi đây là chiến tranh”, “Ngôi nhà màu hồng ngọc”, “Nửa ngày về chiều”, “Nghĩ về mình”, “Tai họa may rủi”…Định mệnh của Xuân Trình là sân khấu. Các kịch bản của ông như là số phận. Xuân Trình hiện lên cao lớn. Những vở diễn của ông phản biện xã hội, mang tính dự báo. Ông đặt ra những số phận, quan tâm đến người nghèo, vì thế đã thuyết phục khán giả.
“Người đi tìm minh chủ” – Cuộc đời nhiều nước mắt của danh sĩ Ngô Thì Nhậm
Lịch dự thi Liên hoan sân khấu Thủ đô của các đơn vị nghệ thuật