Nhà hát Cải lương Hà Nội khởi công hai vở diễn mới
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng để sửa chữa, cải tạo rạp diễn, Nhà hát Cải lương Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công hai vở diễn …
Tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu Kịch nói Việt Nam đã khép lại với buổi Gala “Tinh hoa hội tụ” đầy lưu luyến, thân thiện và ấm cúng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
“Tôn vinh các nghệ sỹ lão thành có nhiều cống hiến cho nền kịch nói Việt Nam” là một điểm nhấn quan trọng trong đêm Gala. Trong ảnh: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và NSND Trịnh Thúy Mùi – Chủ tịch Hội NSSKVN tặng hoa và quà cho các nghệ sỹ lão thành.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Vụ trưởng Vụ Văn hóa, nghệ thuật, Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Minh Nhựt; cùng với sự góp mặt của nhiều thế hệ nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng Việt Nam.
Khi vở kịch “Chén thuốc độc” của nhà văn, nhà viết kịch Vũ Đình Long, được ra mắt tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội 100 năm trước đây đã tạo bước ngoặt lịch sử cho nền sân khấu Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu việc Việt hóa loại hình nghệ thuật tiếp nhận từ văn hóa phương Tây, qua quá trình phát triển, đã tiếp thu một cách chọn lọc, đầy sáng tạo để hình thành nên kịch nói Việt Nam – loại hình sân khấu vừa hiện đại vừa mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, giúp sân khấu Việt Nam cân đối về thể loại, phong phú về nội dung phản ánh; hiện đại về nghệ thuật diễn tả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của bản thân sân khấu, nhu cầu thưởng thức của khán giả và nhu cầu sáng tạo của nghệ sĩ.
Trong tuần lễ kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển kịch nói, các nghệ sĩ và người hoạt động sân khấu kịch nói Việt Nam đã có dịp tụ hội, biểu diễn nhiều tác phẩm ý nghĩa, giàu sáng tạo nghệ thuật, khẳng định nỗ lực gìn giữ và phát triển sân khấu kịch nói Việt Nam, như: “Chén thuốc độc”, “Người tốt nhà số 5”, “Ai là thủ phạm”, “Bạch đàn liễu”, “Phải có ba đồng”, “Thị Nở – Chí Phèo”…
Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành, đặc biệt là tình yêu nghệ thuật vô điều kiện của văn nghệ sỹ, những người làm sân khấu kịch nói, phần nào đã tạo nên không khí hoạt động nghề nghiệp, giúp ban tổ chức thực hiện thành công Tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam là biểu thị mong muốn của giới nghệ sỹ sân khấu Việt Nam để vực dậy sân khấu kịch sau khó khăn, sau đại dịch COVID-19 đang diễn biến khốc liệt trên toàn cầu.
SND Trịnh Thúy Mùi – Chủ tịch Hội NSSKVN phát biểu bế mạc Tuần lễ kỷ niệm 100 năm saa khấu kịch nói Việt Nam.
NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phát biểu: “Sau lễ kỷ niệm này, chúng tôi hy vọng sân khấu Việt Nam nói chung, sân khấu kịch nói nói riêng sẽ vượt qua thách thức, lấy hy vọng và sự phấn khích trở thành người đối thoại xứng đáng với đương thời. Trước nhất, chúng ta phải cố gắng nối lại mạch đập kịch trường hàng đêm được sáng đèn, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Chúng ta hy vọng và có quyền hy vọng từ những đốm lửa được nhen lên sau tuần kỷ niệm thành công 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam!”.
Gala “Tinh hoa hội tụ 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam” là dịp để vinh danh các nghệ sĩ sân khấu kịch nói lão thành đã đóng góp xuất sắc. Tiêu biểu có các Nghệ sĩ nhân dân Doãn Hoàng Giang, Trần Tiến, Doãn Châu, Kim Cương, Phạm Thị Thành…
Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tặng Bằng khen cho 7 tập thể, gồm: Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Trung tâm Sân khấu và Phát triển (Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam), Sân khấu LucTeam, Sân khấu Lệ Ngọc, và tặng Bằng khen cho 18 cá nhân đã có đóng góp cho sự phát triển sân khấu kịch nói Việt Nam.
Tại gala Tinh hoa hội tụ 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam, khán giả được thưởng thức một số trích đoạn kịch nói tiêu biểu, như: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Cát bụi”, “Lời thề thứ 9” và giao lưu với các nghệ sĩ.
Một số hình ảnh trong đêm Gala:
Nhóm Oplus biểu diễn tiết mục Tôi yêu
Bộ VHTT&DL tặng bằng khen cho các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam. Trong ảnh: Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông và SND Trịnh Thúy Mùi – Chủ tịch Hội NSSKVN tặng bằng khen cho các nghệ sỹ.
Các nghệ sỹ Nhà hát kịch Việt Nam trong trích đoạn vở Hồn Trương Ba da Hàng thịt.
NSND Lan Hương giao lưu với khán giả
NSND TIến Đạt, NSND Thu Hà, NSND Trung Hiếu (Nhà hát kịch Hà Nội) trong trích đoạn vở kịch Cát Bụi
Các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn trích đoạn vở kịch Lời thề thứ 9
Nghệ sỹ Thanh Sơn (Nhà hát Tuổi trẻ) chia sẻ về khát vọng và tình yêu đối với sân khấu kịch
NSND Lan Hương (ảnh trên) và nhà viết kịch Chu Thơm chia sẻ về những nỗi niềm của kịch nói xưa và nay